Cách bày ngũ quả ngày Tết 3 miền bạn cần biết

Cách bày ngũ quả ngày Tết 3 miền bạn cần biết

Bày mâm ngũ quả ngày Tết là phong tục đẹp của văn hóa truyền thống dân tộc Việt. Mâm ngũ quả thường gồm 5 loại quả tượng trưng cho Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh, mang ý nghĩa phong thủy tốt đẹp cho gia đạo. Nếu bạn đang băn khoăn không biết cách bày mâm ngũ quả sao cho đúng chuẩn và đẹp mắt, bài viết này sẽ hướng dẫn tận tình đến bạn.     

Ngũ quả ngày Tết có ý nghĩa gì? 

Dịp Tết nguyên đán hằng năm, mỗi nhà đều có tục lệ bày mâm ngũ quả ngày Tết trên bàn thờ gia tiên hoặc trưng ở phòng khách. Mâm thường gồm 5 loại quả đa dạng màu sắc khác nhau, tượng trưng quy luật âm dương ngũ hành trong phong thủy là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Nhà nhà bày mâm ngũ quả với mong cầu một năm mới “Ngũ phúc lâm môn”
Nhà nhà bày mâm ngũ quả với mong cầu một năm mới “Ngũ phúc lâm môn”

Trong quan niệm phong thủy của người Đông Nam Á, số 5 là biểu tượng của may mắn và tốt đẹp. Nhà nhà bày mâm ngũ quả với mong cầu một năm mới “Ngũ phúc lâm môn”: Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh. 

Mỗi loại quả mang một ý nghĩa tốt lành khác nhau, tùy theo hình dáng và màu sắc của quả. Quả được trưng phải tươi ngon và đẹp mắt. Mỗi vùng miền có thời tiết và quan niệm phong thủy không giống nhau nên cách chọn quả và bày mâm cũng khác nhau. 

Mâm cơm tất niên 3 miền gồm những gì?

Cách bày ngũ quả ngày Tết 3 miền 

Bày ngũ quả ngày Tết miền Bắc 

Ở miền Bắc, mâm ngũ quả thường gồm các loại trái cây sau: chuối xanh, bưởi, phật thủ, sung, hồng, quất cảnh, ớt, dứa… Theo đó, màu sắc của trái cây phải tuân theo quy luật ngũ hành trong phong thủy như sau: Kim (màu trắng) – Mộc (màu xanh lá) – Thủy (màu đen) – Hỏa (màu đỏ) – Thổ (màu vàng).

Miền Bắc, mâm ngũ quả thường có chuối xanh, bưởi, phật thủ, sung, hồng, quất cảnh…
Miền Bắc, mâm ngũ quả thường có chuối xanh, bưởi, phật thủ, sung, hồng, quất cảnh…

– Chuối màu xanh mang ý nghĩa gia đình sum vầy, thường được trưng theo nải. 

– Bưởi màu vàng mang ý nghĩa phú quý lộc tài. Nhiều nhà thay bưởi bằng quả phật thủ mang ý nghĩa lưu giữ thần, Phật, gia tiên lưu lại trong nhà lâu hơn phù hộ độ trì cho gia đạo.

– Quất cảnh, hồng hoặc ớt có màu đỏ, màu vàng nổi bật và đẹp mắt. Các loại trái cây này mang ý nghĩa may mắn và công thành danh toại, thường được bày xung quanh mâm. 

– Dứa có mùi thơm dễ chịu, mang ý nghĩa cầu chúc một năm mới bình an và hạnh phúc…

Cách bày mâm truyền thống ở miền Bắc thường là đặt nải chuối xanh dưới cùng nhằm đỡ lấy tất cả các loại trái cây bên trên. Giữa mâm đặt bưởi, phật thủ hay mãng cầu. Xung quanh bày các loại trái cây khác như đào, hồng, quýt, táo… Bạn có thể xen kẽ ớt hoặc quất ở những chỗ trống nhé. 

Bày ngũ quả ngày Tết miền Trung

Mâm miền Trung thường có thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa, sung, cam…
Mâm miền Trung thường có thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa, sung, cam…

Mâm ngũ quả miền Trung thường đơn giản, không câu nệ hình thức vì vùng đất này chịu nhiều thiên tai nên đất đai ít màu mỡ. Những loại trái cây thường có trong mâm miền Trung gồm: thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa, sung, cam, quýt… Người dân miền Trung tâm niệm mâm lễ cúng quan trọng nhất là có lòng thành tâm nên cũng không cần quá cầu kỳ hình thức. 

Bày ngũ quả ngày Tết miền Nam

Ở miền Nam, mâm ngũ quả thường tượng trưng cho mong ước “cầu sung vừa đủ xài”, nhằm thể hiện mong muốn một năm mới sung túc, ấm no. Theo đó, 5 loại trái cây thường có trong mâm gồm mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. 

5 loại trái cây thường có trong mâm miền Nam gồm mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài
5 loại trái cây thường có trong mâm miền Nam gồm mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài

Ngoài ra, người dân ở đây quan niệm không nên cúng những loại trái cây có phát âm nghe không tốt. Chẳng hạn như chuối là chúi nhủi, làm ăn khó phất; lê là lê lết, khó thành công; cam và quýt là quýt làm cam chịu, dễ bị thị phi…

Cách bày thường là đặt đu đủ, dừa và xoài lên mâm trước. Vì đây là các loại trái cây có kích thước lớn và trọng lượng nặng, nên đặt lên trước nhằm đỡ lấy mãng cầu và sung.  

Mẫu bài văn khấn tất niên cuối năm chuẩn nhất 

Mẫu ngũ quả ngày Tết đẹp 

Màu hồng của thanh long; màu xanh của dừa, xoài, mãng cầu; màu vàng của quýt…
Màu hồng của thanh long; màu xanh của dừa, xoài, mãng cầu; màu vàng của quýt…

Mâm có màu sắc đa dạng và đẹp mắt, thể hiện mong muốn một năm mới đầy khởi sắc. Đó là màu hồng của thanh long; màu xanh của dừa, xoài, mãng cầu; màu vàng của quýt… Điểm xuyết thêm vài bông mai tươi sắc khiến mâm lễ mang không khí mùa xuân rộn ràng hơn.

Nải chuối xanh bên dưới ôm đỡ lấy các loại trái cây bên trên
Nải chuối xanh bên dưới ôm đỡ lấy các loại trái cây bên trên

Nải chuối xanh bên dưới ôm đỡ lấy các loại trái cây bên trên, trông vững chãi và hài hòa đẹp mắt. Những trái ớt đỏ được cắm hướng lên trên thể hiện mong ước một năm mới làm ăn phất lên và cuộc sống tốt đẹp hơn.

Các loại trái cây đều tươi ngon thể hiện lòng thành tâm của gia chủ
Các loại trái cây đều tươi ngon thể hiện lòng thành tâm của gia chủ

Mâm trái cây bày bên cạnh lọ hoa cúc vàng là cách bài trí đặc trưng của mọi bàn thờ cúng. Các loại trái cây đều tươi ngon thể hiện lòng thành tâm của gia chủ dâng lên thần Phật và gia tiên.

Trên đây là những chia sẻ hữu ích về cách bày mâm ngũ quả ngày Tết 3 miền. Chúc bạn bày được một mâm lễ đúng chuẩn và đẹp mắt trong dịp Tết này. Mọi băn khoăn thắc mắc, vui lòng liên hệ Xưởng pha lê Gogift để được chuyên viên tư vấn tận tình hơn đến bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *